Rượu ngô Bắc Kạn là sản phẩm nổi tiếng của người dân tộc Tày huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Rượu ngô Bắc Kạn cũng giống như bao loại rượu ngô ở các vùng cao phía Bắc khác là: uống êm, thơm, men được làm từ men lá tự nhiên,… Nhưng đặc điểm duy nhất mà nó khác các loại rượu khác là nồng độ của rượu ngô nơi đây thường nhẹ hơn rất nhiều. Đã lên Bắc Kạn, hãy uống rượu ngô nơi đây để thấy được hương vị ẩm thực độc đáo của người Tày các bạn nhé.
Nội dung tóm tắt
Bắc Kạn, tỉnh vùng núi gắn liền với mốc son lịch sử
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao. Địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng. Nơi đây, cũng là một trong những địa điểm nguồn cội của lịch sử giải phóng đất nước ta.
Nói tới Bắc Kạn, người ta thường nhắc tới danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể và ẩm thự dân tộc Tày. Người Tày sinh sống từ rất lâu đời ở huyện Ba Bể. Món ẩm thực nổi tiếng nhất của người dân nơi đây chính là rượu ngô.
Rượu ngô Bắc Kạn được người Tày chưng cất thủ công
Rượu ngô Bắc Kạn được người Tày ủ bằng men lá tự làm rồi chưng cất bằng chõ gỗ. Đặc điểm của loại rượu này là nồng độ cồn vừa phải. Rượu có mùi thơm đặc trưng của men lá quyện với hương ngô núi. Uống rượu tạo cảm giác cay cay, êm say, khoan khoái, không gây đau đầu như các loại rượu khác.
Về quy trình ủ men và chưng cất rượu. Rượu ngô Bắc Kạn cũng giống như rượu ngô Hà Giang, rượu ngô Bắc Hà. Nhưng điều đặc biệt quan trọng khác chính là vị “chủ men” trong men lá của người Tày.
Men lá đặc trưng của người Tày làm nấu rượu
Loại men dùng để ủ rượu bắt buộc phải được chế biến từ 20 loại lá khác nhau. Nó bao gồm rất nhiều các loại cây thuốc có trong tự nhiên. Mỗi loại lá có tác dụng nhất định. Có loại lá làm cho gân cốt khỏe dẻo dai. Có loại cây làm ta hết đau đầu, có loại cây làm ta tỉnh táo,.. Nhưng trong 20 vị thuốc ấy vẫn không thể thiếu được củ riềng. Loại củ này có vị cay, tạo mùi thơm đặc trưng riêng cho rượu. Với các bí quyết của từng nhà khác nhau. Họ có thể thêm bớt vài ba vị lá cây để tạo độ ngon và cái giêng cho rượu mỗi nhà.
Một năm, người Tày đi lấy lá làm men 2 lần. Men được làm khối lượng nhiều, bảo quản trên gác bếp rồi dùng dần. Người có kinh nghiệm nhất trong nhà sẽ phụ trách việc làm men cho cả năm.
Ba Bể là nơi có nguồn nước tinh khiết để nấu rượu
Một điểm độc đáo mà mỗi một vùng nấu rượu coi đó là ưu thế. Đó chính là nguồn nước. Ở Bắc Kạn nói chung, Ba Bể nói riêng, thì rượu ngô được nấu tại thôn Khưa Quang, xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể được mọi người ưa chuộng nhất. Rượu ngô nơi đây nấu bằng nguồn nước ở lưng chừng núi Phja Bjoóc – một nguồn nước vô cùng tinh khiết mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng.
Chưng cất rượu ngô của người Tày có khác gì với người H’Mông
Người Tày chưng cất rượu ngô. Họ thường không lấy nguyên loại rượu nồng độ cao. Họ lấy nồng độ rượu ngô từ khoảng 30 độ trở lên. Có thể, do tập tục của người Tày họ không sống trên núi cao quá, địa bàn họ sống cũng không phải quá lạnh giá, nên nồng độ rượu như vậy sẽ phù hợp với cơ địa của mình.
Rượu ngô của đồng bào Tày ở Bắc Kạn có đặc điểm uống không đau đầu và có chất lượng tốt. Rượu ngô có vị ngọt, thơm và nồng hơi men. Bà con thường để rượu trong hũ tới vài năm đãi khách quý. Người Tày thường uống nhấm nháp từng ngụm nhỏ để tận hưởng vị ngon, ngọt, thơm, cay của rượu. Để cái say ngấm từ từ, êm dịu, chứ không uống nhiều, say sốc dẫn đến mệt mỏi. Đặc biệt, người Tày ở Bắc Kạn rất tự trọng và mến khách, nhất là khách ở xa đến. Vì thế, vào những ngày Tết, gia chủ thường thết đãi khách bằng các món ẩm thực của dân tộc mình và không quên mời khách chén rượu ngô thơm nồng, ấm áp tình người.