Rượu Hồng Mi – hay chính là rượu ngô Bắc Hà, rượu ngô Bản Phố. Rượu có tên như vậy bởi vì rượu được lên men rượu từ hạt Hồng Mi. Đây là loại hạt lương thực phân bổ ở vùng cao nguyên Bắc Hà.
Nội dung tóm tắt
Rượu Hồng Mi là rượu gì
Nếu bạn đã một lần đến với Lào Cai. Nhất định bạn hãy uống một lần rượu ngô nhé. Rượu này bản chất là rượu ngô Bắc Hà, rượu ngô Bản Phố.
Hồng Mi trổng ở đâu
Hồng Mi là loại cây dễ sống. Thường được người H’mông trồng ở bờ nương hoặc dưới tán cây mận tam hoa để lấy hạt. Ngày nay, Hồng Mi được người dân trồng thành từng ruộng chuyên canh. Hạt để lấy sử dụng trong việc sản xuất rượu.
Hạt Hồng Mi là nguyên liệu chính để sản xuất men rượu ngô Bắc Hà
Hạt Hồng mi được thu hoặc vào tháng 10-11 dương lịch. Những bông hồng mi được thu hái về, đập lấy nguyên hạt. Sau đó xay thành bột dùng làm nguyên liệu chính trong men rượu ngô Bắc Hà. Bột hồng mi được trộn với nước cùng với các phụ gia khác. Nắm thành từng nắm vừa tay như quả trứng, phơi khô, để lên gác bếp bảo quản, khi nào nấu rượu thì mang ra dùng. Men Hồng mi chính là “linh hồn” của rượu ngô Bắc Hà. Rượu có độ cao, vị thơm đặc trưng, uống rất ngon
Rượu ngô Bắc Hà, đặc sản nổi tiếng Lào Cai
Rượu Hồng Mi thường được nấu trong huyện Bắc Hà – đặc biệt là Bản Phố. Bản Phố hiện nay đã xây dựng cho mình thương hiệu rượu ngô Bản Phố khá nổi tiếng. Trước cơn bão thương mại của thị trường, đã có không ít rượu giả làm nhái thương hiệu loại rượu này.
Rượu ngô Bắc Hà men chuẩn sản lượng không có nhiều. Đây là rượu ngô nấu hoàn toàn bằng thủ công.
Đặc điểm nhận biết rượu ngô Hồng Mi xịn là:
- Rượu có nồng độ cao (42-46 độ rượu).
- Rượu màu trong đục, khi đổ rượu từ trên cao xuống phải xuất hiện bọt khí lăn tăn nhỏ.
- Khi cho 1 ít rượu ra tay, xoa xoa bàn tay thì 1 lúc thấy bàn tay hơi dính dính, mùi thơm của rượu vẫn còn lưu lại lâu.
- Khi sử dụng rượu sẽ không gây đau đầu và háo nước
Bình
Men rượu hồng mi có thể dùng nấu rượu gạo được không hay chỉ nấu rượu ngô ạ
Rượu Ngô Hà Giang
Men hồng mi có nấu được rượu gạo bạn nhé